Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
195555

Đề cương Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Chiến khu du kích Ngọc Trạo (19/9/1941-19/9/2021)

Ngày 30/08/2021 15:33:58

ĐỀ CƯƠNG

KỶ NIỆM 80 NĂM NGÀY THÀNH LẬP

CHIẾN KHU DU KÍCH NGỌC TRẠO (19/9/1941- 19/9/2021)

(Kèm theo Công văn số 43/CV-BTGHU ngày 16/8/2021 của Ban Tuyên giáo Huyện ủy

về việc tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Chiến khu Ngọc Trạo

(19/9/1941 - 19/9/2021)

Trong những ngày mùa thu lịch sử này, Nhân dân cả nước đang tưng bừng kỷ niệm 76 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2-9. Cùng với nhân dân cả nước, Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hoá đang phấn khởi thực hiện các phong trào thi đua yêu nước lập thành tích cao nhất chào mừng thành công của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, thành công của cuộc bầu cử Quốc Hội khoá XV và HĐND các cấp,

Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hoá thành kính tưởng nhớ, tỏ lòng biết ơn sâu sắc và gửi lời thăm hỏi ân cần nhất tới các gia đình ân nhân cách mạng, nhân dân và chiến sỹ vùng chiến khu Ngọc Trạo, nhân dân các địa phương trong và ngoài tỉnh đã giúp đỡ đùm bọc, che chở và sát cánh cùng các đội viên du kích trong những ngày tháng khốc liệt, chống kẻ thù với tấm lòng son sắt, kiên trung bất khuất.

Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, người con ưu tú nhất của dân tộc Việt Nam đã tìm ra con đường cứu nước kiểu mới cho dân tộc Việt Nam; đã dày công chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức để tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 3/2/1930. Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam đánh một dấu son vĩ đại trong lịch sử dân tộc: Từ đây cách mạng Việt Nam chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối lãnh đạo.

Cũng trong thời kỳ này, nhiều người con yêu nước xứ Thanh mà tiêu biểu là người thanh niên cộng sản Lê Hữu Lập đã được cử sang Trung Quốc, được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giác ngộ cách mạng, sớm lĩnh hội chủ nghĩa Mác- Lê nin, về nước truyền bá sâu rộng trong thanh niên, trí thức và quần chúng cần lao, chuẩn bị điều kiện thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá vào ngày 29/7/1930.

Mặc dù bị thực dân Pháp và tay sai điên cuồng khủng bố trắng, Đảng bộ Thanh Hoá phải thành lập lại nhiều lần, nhưng được nhân dân nuôi dưỡng bảo vệ, Đảng bộ được khôi phục và liên tục tổ chức lãnh đạo các phong trào cách mạng của tỉnh trong thời kỳ từ khi có Đảng đến khi chuẩn bị Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

Chiến tranh thế giới lần thứ II bùng nổ, đế quốc Pháp và chính quyền tay sai ở thuộc địa đã điên cuồng tiến công Đảng cộng sản và các tổ chức quần chúng cách mạng. Tháng 9/1940, phát xít Nhật xâm chiếm Đông Dương, nhân dân ta đã lâm vào cảnh "một cổ hai tròng" rên xiết dưới ách thống trị của hai đế quốc lớn là Pháp và Nhật.

Đầu năm 1941 đồng chí Nguyễn Ái Quốc về nước. Trước tình hình khẩn trương của phong trào đánh Pháp đuổi Nhật, tháng 5/1941, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 8 được triệu tập tại Pác Bó (Cao Bằng) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Hội nghị đã xác định nhiệm vụ chủ yếu, trước mắt của cách mạng Việt Nam là: giải phóng dân tộc, chĩa mũi nhọn vào bọn phát xít Pháp- Nhật quyết giành cho được độc lập, tự do và quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh.

Thực hiện chủ trương mới của Trung ương Đảng, Đảng bộ Thanh Hoá tiếp tục chủ trương chống địch khủng bố, bảo vệ cơ sở và phát triển thực lực của phong trào. Mặt khác, khẩn trương xây dựng một số căn cứ địa cách mạng ở những huyện có địa thế thuận lợi nhằm phát triển lực lượng vũ trang, tập trung lực lượng vào việc thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Ngoài việc xây dựng căn cứ địa ở phía tây nam (thuộc Nông Cống, Như Xuân), Tỉnh uỷ nhấn mạnh sự cần thiết phải lập căn cứ địa ở các vùng thuộc đông bắc của tỉnh gồm các huyện Vĩnh Lộc, Thạch Thành, Hà Trung nhằm thông liên lạc với xứ uỷ Bắc Kỳ. Tỉnh uỷ Thanh Hoá giao cho các đồng chí Đặng Châu Tuệ, Trần Tiến Quân và Đặng Văn Hỷ lựa chọn địa điểm thuận lợi làm căn cứ huấn luyện cán bộ cốt cán, đào tạo về quân sự, chính trị, phát triển nhanh lực lượng cách mạng tiến tới xây dựng đội quân vũ trang theo tinh thần của Hội nghị Trung ương lần thứ 8.

Thạch Thành là huyện miền núi phía bắc của tỉnh. Diện tích tự nhiên trên 55.000 ha, có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong các cuộc kháng chiến và kiến quốc. Nhân dân Thạch Thành có 2 dân tộc Kinh - Mường, chung một cội nguồn và một nền văn hoá lịch sử lâu đời với truyền thống cần cù trong lao động, đoàn kết, dũng cảm trong đấu tranh. Truyền thống đó được hun đúc trong suốt quá trình lịch sử lâu dài đấu tranh chống thiên tai địch hoạ, chống áp bức bóc lột. Từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, truyền thống yêu nước và phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Thạch Thành càng trở nên mạnh mẽ và quyết liệt.

Đầu năm 1941, do chuyển hướng kịp thời, tránh được những đợt khủng bố lớn của địch, phong trào cách mạng của Thạch Thành vẫn được duy trì và củng cố. Đường dây liên lạc với tỉnh và các huyện Vĩnh Lộc, Hà Trung, Thiệu Hoá, Yên Định được chắp nối và phát triển rộng. Đó là sự cố gắng lớn của nhân dân Thạch Thành đồng thời thể hiện rõ sự quan tâm của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá trong việc thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng vào tình hình cụ thể ở địa phương.

Sau một thời gian nghiên cứu và chuẩn bị, căn cứ vào địa thế tương đối thuận lợi về mọi mặt, Ban cán sự Bắc Thanh Hoá, đứng đầu là đồng chí Đặng Châu Tuệ đã quyết định chọn làng Ngọc Trạo, thuộc tổng Trạc Nhật, huyện Thạch Thành làm địa điểm xây dựng chiến khu cách mạng. Đó là một thôn nhỏ, nằm ở phía bắc của huyện Thạch Thành cách phố Kim Tân chừng 15 km. Tại đây, sau khi có phong trào phản đế, đầu năm 1941 đã có một tổ tự vệ về sau được phát triển thành trung đội du kích thôn. Nhân dân Ngọc Trạo, hầu hết là người Mường, trong lịch sử có truyền thống yêu nước và ái quốc, trung quân, buổi đầu chống thực dân Pháp nhân dân đã từng góp gạo nuôi binh sĩ của lãnh tụ Tống Duy Tân và cử những người con trai tráng của làng ra nhập nghĩa quân Cần Vương chống xâm lược. Ngọc Trạo còn là nơi có địa thế tương đối thuận lợi bởi núi bao bọc xung quanh, có đường toả đi Kim Tân, Phố Cát, đi Hà Trung, Vĩnh Lộc, Nho Quan (Ninh Bình), là địa điểm tiếp cận với một số vùng đồng bằng giáp một số đường lộ đi Hà Trung, Vĩnh Lộc, Hoà Bình, có điều kiện liên lạc với Ninh Bình, Hoà Bình, Nam Định và sự chỉ đạo của Bắc Kỳ. Vượt qua vòng kiềm toả gắt gao của địch, với quyết tâm và ý chí cách mạng cao độ, cán bộ và nhân dân Ngọc Trạo đã kiên trì, dũng cảm biến một vùng rừng núi yên tĩnh thuộc khu đông bắc của tỉnh thành một vùng căn cứ địa cách mạng sôi động, nơi chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho bước chuyển biến quan trọng của phong trào toàn tỉnh Thanh Hoá nói chung và Thạch Thành nói riêng.

Cuối tháng 6/1941, các đồng chí Đặng Châu Tuệ, Trần Tiến Quân và Đặng Văn Hỷ đã tổ chức cuộc họp bàn biện pháp và bước đi thích hợp nhằm triển khai xây dựng chiến khu Ngọc Trạo trong đó nhấn mạnh yêu cầu phải mở rộng các cơ sở cách mạng nắm vững tình hình mọi mặt hoạt động của địch, tranh thủ lôi kéo và cô lập hàng ngũ quan lại ở địa phương đồng thời vận động quần chúng phát triển lực lượng tự vệ du kích trong các thôn xóm. Cuộc họp này đã mở ra bước phát triển quan trọng trong chủ trương và hành động đẩy tới triển khai nhanh chóng quyết định xây dựng căn cứ Ngọc Trạo. Cán bộ và nhân dân huyện Thạch Thành đã quán triệt chủ trương của cuộc họp, hăng hái thực hiện những công việc cách mạng thiết thực để xây dựng chiến khu. Để tăng cường lực lượng, Tỉnh uỷ quyết định phát triển lực lượng vũ trang của chiến khu lên 500 chiến sĩ.

Ban lãnh đạo chiến khu do các đồng chí Đặng Châu Tuệ, Trần Tiến Quân, Đặng Văn Hỷ phụ trách.

Ngày 19/9/1941, tại Hang Treo, một địa điểm của căn cứ Ngọc Trạo, Ban lãnh đạo chiến khu đã quyết định thành lập đội du kích vũ trang thoát ly đầu tiên của Chiến khu Ngọc Trạo gồm 21 chiến sĩ ưu tú, tiền thân của lực lượng vũ trang Thanh Hoá sau này, do đồng chí Đặng Châu Tuệ làm chỉ huy trưởng. Dưới cờ đỏ sao vàng, toàn đội đã tuyên thệ sẵn sàng hi sinh đến giọt máu cuối cùng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đây là một trong những đội du kích thoát ly tập trung được thành lập sau Hội nghị Trung ương lần thứ 8 của Đảng.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban lãnh đạo chiến khu, đội du kích được biên chế thành 3 tiểu đội : tiểu đội cảm tử, tiểu đội súng, tiểu đội trinh sát và các bộ phận y tế, cứu thương và liên lạc. Vũ khí gồm 11 khẩu súng còn lại là vũ khí thô sơ như dao bầu, mã tấu, cung nỏ và gậy gộc. Trong điều kiện hết sức khó khăn, thiếu thốn về mọi mặt nhưng các chiến sĩ luôn lạc quan, tin tưởng dốc lòng, dốc sức xây dựng chiến khu, giữ gìn kỷ luật và thực hiện bám đất, bám dân, sẵn sàng chiến đấu.

Để tăng cường lực lượng , Tỉnh uỷ đã quyết định chọn thôn Đa Ngọc (Yên Giang, Yên Định) làm địa điểm tập kết gần 100 chiến sĩ tự vệ các huyện Thọ Xuân, Thiệu Hoá, Yên Định về Đa Ngọc tập luyện để tăng cường cho Ngọc Trạo.

Do xúc tiến các mặt hoạt động ở chiến khu một cách tích cực, sâu rộng nên chỉ sau một thời gian ngắn, từ chỗ có trên hai chục đội viên khi mới thành lập, đến cuối tháng 9/1941 số đội viên du kích và cán bộ tăng lên trên 80 chiến sĩ.

Thời gian đầu, đội du kích đóng tại Hang Treo, cách Ngọc Trạo hơn chục kilômét. Về sau lực lượng phát triển đông, Ban lãnh đạo quyết định chuyển về khu đồi Ma Mầu cách Ngọc Trạo khoảng 3 cây số nhưng cũng chỉ được một thời gian ngắn, do tình hình mưa lũ kéo dài, lương thực không tiếp tế kịp thời...nhân dân Ngọc Trạo đã kiến nghị nên dời địa điểm Ma Mầu về làng Ngọc Trạo để tiếp tục hoạt động. Hơn 80 chiến sĩ và hàng chục người phục vụ tập trung gọn trên địa bàn 3 km2, trong điều kiện tiếp tế khó khăn và an toàn bí mật không đảm bảo. Lúc này, địch đã đánh hơi thấy hoạt động vũ trang của chiến khu và ráo riết tìm cách trấn áp, chúng ra lệnh thiết quân luật ở đông bắc Thanh Hoá, chặn các đường rút lui của quân ta.

Ngày 18/10/1941, bọn địch đã huy động tới 500 quân (chủ yếu là lính khố xanh, khố đỏ), dưới sự chỉ huy của những tên thực dân cáo già khét tiếng cùng với lực lượng tuần đinh của các vùng lân cận đã tham gia cuộc hành quân càn quét.

Rạng sáng ngày 19/ 10/1941, lợi dụng lúc sương mù còn dày đặc, một cánh quân của địch đã nhằm vào một số trạm gác của ta đánh bất ngờ nhằm tiến sâu vào căn cứ. Cuộc chiến đã diễn ra quyết liệt: Quân ta lực lượng ít, trang bị vũ khí thô sơ, song với tinh thần dũng cảm, ngoan cường, các chiến sĩ đã dùng mã tấu, dao kiếm, súng kíp đánh giáp lá cà, đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của quân địch. Sau gần 1 giờ chiến đấu ác liệt, một tên lính Pháp mang số hiệu 444 bị chiến sĩ Cao Ngọc Oanh dùng mã tấu chém trọng thương. Quân ta reo hò xông ra cướp súng địch, khiến chúng hốt hoảng bắn bừa vào trận địa của ta rồi vội vàng rút lui. Chiến sĩ ta vừa chiến đấu giáp lá cà với quân địch, vừa giăng khẩu hiệu gọi binh lính địch quay lại bắn trả bọn chỉ huy Pháp và đi theo cách mạng. Trận chiến đấu kết thúc, địch rút khỏi Ngọc Trạo nhưng phía ta cũng bị tổn thất lớn: 3 đồng chí Hoàng Văn Môn, Đỗ Văn Tước và Phạm Văn Hinh đã chiến đấu dũng cảm và hy sinh anh dũng, hơn ba chục chiến sĩ và đồng bào ta bị bắt.

Ngay đêm 19/10/1941, thực hiện mệnh lệnh của Ban lãnh đạo chiến khu, đồng chí Đặng Châu Tuệ cùng một số đội viên du kích đã bí mật rút về làng Cẩm Bào, Xuân áng để thực hiên phương án mới. Tại đây, sau gần 1 tuần trú chân, các chiến sĩ đã được nhân dân làng Cẩm Bào hết lòng che chở, đùm bọc và phân tán về các địa phương an toàn để tiếp tục hoạt động và tránh sự khủng bố của địch.

Chưa tiêu diệt được đội du kích Ngọc Trạo, thực dân Pháp ra lệnh cho tay sai tập trung hơn 100 lính cùng tuần đinh tiến hành những cuộc khủng bố trả thù dã man nhân dân các làng Ngọc Trạo, Cẩm Bào, Đa Ngọc. Chúng lùng sục, bắt bớ, tra xét những gia đình cơ sở hòng tìm cho ra tài liệu, vũ khí và ban lãnh đạo khu căn cứ. Những cuộc chà đi, soát lại liên tục của quân thù không khuất phục nổi nhân dân vùng chiến khu. Nhiều quần chúng cách mạng tuy bị địch bắt, tra tấn nhưng kiên quyết không khai báo, giữ vững bí mật, bảo vệ cách mạng đến cùng. Tức tối và hèn hạ, bọn địch đã bắt dân phu hai lần đào bới mộ liệt sĩ Phạm Văn Hinh để chụp hình, lấy vân tay truy tìm người chỉ huy du kích Ngọc Trạo. Trong chiến dịch khủng bố này, địch đã kết tội gần 400 người. Trong số đó có hàng chục đồng chí lãnh án tù chung thân, hàng chục đồng chí, đồng bào mang án tù 20 năm, hàng chục mái nhà bị đốt phá, hàng trăm gia đình bị phá nhà cửa và tài sản. Hành động dã man của quân thù càng khắc sâu mối thù không đội trời chung với bọn đế quốc, thôi thúc các tầng lớp nhân dân quyết tâm theo Đảng đứng lên đánh đuổi bọn xâm lược, giành độc lập cho quê hương, đất nước.

Hoạt động của chiến khu du kích Ngọc Trạo chỉ tồn tại một thời gian ngắn, nhưng đã để lại một ấn tượng không phai mờ về hình ảnh một đội quân cách mạng Trí- Dũng- Nhân, những người con ưu tú từ nhân dân mà ra, hết lòng quả cảm vì mục tiêu giải phóng dân tộc.

Chiến khu Ngọc Trạo còn là cái nôi nuôi dưỡng và phát triển tình cảm gắn bó keo sơn giữa Đảng với nhân dân, trở thành động lực, sức bật mạnh mẽ trong cuộc đấu tranh trường kỳ anh dũng chống áp bức và chống xâm lược.

Chiến khu Ngọc Trạo với đội du kích thoát ly đầu tiên của tỉnh Thanh Hoá ra đời là kết quả tất yếu của quá trình vận động cách mạng nhằm quán triệt chủ trương chung của Đảng tiến tới chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Đây cũng là một trong những đội du kích thoát ly sớm nhất sau khi triển khai Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 8 (tháng 5/1941). Những chiến tích hào hùng và sự hi sinh anh dũng của các chiến sĩ du kích Ngọc Trạo là dấu son đậm nét tô thắm truyền thống bất khuất, kiên cường của dân tộc ta.

Tám mươi năm qua, phát huy truyền thống của chiến khu Ngọc Trạo, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh Thanh Hoá đã anh dũng, kiên cường trong chiến đấu, năng động, sáng tạo xây dựng quê hương đất nước, đạt được những thành tựu to lớn góp phần vào thắng lợi chung của cách mạng Việt Nam.

Trong thành tích chung của tỉnh, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Thạch Thành rất tự hào với những đóng góp của mình. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hàng ngàn thanh niên các dân tộc trong huyện đã hăng hái lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, trong đó có 1.789 người con ưu tú đã hy sinh, 650 thương binh đã để lại một phần xương máu của mình ở chiến trường vì nền độc lập tự do của dân tộc. Nhiều người con đã chiến đấu anh dũng lập công xuất sắc, đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân như: anh hùng Mai Ngọc Thoảng, anh hùng liệt sỹ Nguyễn Đình Quân, anh hùng liệt sỹ Quách Văn Rạng, anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Sáu, anh hùng liệt sĩ Lê văn Đa, anh hùng LLVTND Lê Hỷ; 145 bà mẹ Việt Nam anh hùng, 9.579 huân chương kháng chiến, 257 huân chương chiến công, 5.763 huân chương giải phóng, 5.947 huân chương chiến sỹ vẻ vang, 512 dũng sỹ diệt Mỹ, để ghi nhận những đóng góp to lớn đó, Đảng và nhà nước đã phong tặng cho Đảng bộ và nhân dân huyện Thạch Thành cùng với 4 xã Ngọc Trạo, Thành Hưng, Thạch Long, Thành Vân danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân .

Trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Đảng bộ và nhân dân trong huyện đã đạt được những thành tích quan trọng. Thực hiện đường lối đổi mới, hơn 30 năm qua, Đảng bộ và nhân dân huyện Thạch Thành đã năng động, sáng tạo vận dụng các nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, tự lực, tự cường đổi mới nền kinh tế của huyện phát triển theo hướng kinh tế thị trường định hướng XHCN, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Cơ sở vật chất kỹ thuật được củng cố, quốc phòng an ninh được giữ vững, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được mở rộng và phát triển, đời sống tinh thần, vật chất của nhân dân được nâng lên rõ rệt, nhiều điển hình tập thể và cá nhân tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước được nhân rộng, mang lại những hiệu quả thiết thực, tạo ra tiền đề vững chắc để tiếp tục đi lên.

Trên lĩnh vực phát triển kinh tế: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân đạt 15,6%/năm.Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2020 ước đạt 41 triệu đồng/người. Xác định rõ lợi thế so sánh của địa phương, nằm trên hành lang kinh tế đường Hồ Chí Minh, trục phát triển kinh tế Quốc lộ 1A Bỉm Sơn - Thạch Thành, huyện đang tích cực đẩy mạnh công tác quy hoạch khu đô thị, khu công nghiệp. Trong đó tập trung triển khai mở rộng khu đô thị công nghiệp Vân Du, đô thị công nghiệp Thạch Quảng, quy hoạch mở rộng Thị trấn Kim Tân, đưa vào hoạt động Nhà máy may SH Vina, các dự án chăn nuôi quy mô lớn. Tập trung tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng các vùng trọng điểm kinh tế nông nghiệp công nghệ cao. Đẩy mạnh phát triển du lịch, phát huy các giá trị của di sản thành các sản phẩm du lịch.

Văn hoá- xã hội của Thạch Thành có nhiều chuyển biến vượt bậc. Hệ thống cơ sở vật chất, thiết chế văn hoá, thể thao trên địa bàn được đầu tư xây dựng khang trang, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, thể thao của Nhân dân. Phong trào xây dựng đời sống văn hoá cơ sở phát triển toàn diện, chất lượng các danh hiệu văn hóa ngày càng được nâng cao, có 70% đơn vị đạt chuẩn văn hóa, tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 82%. Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, thuần phong, mỹ tục, các di tích lịch sử, di sản văn hóa được quan tâm, góp phần giáo dục lịch sử, vun đắp truyền thống của dân tộc, nâng cao đạo đức xã hội.

. Giáo dục đạt được nhiều kết quả quan trọng, chất lượng giáo dục mũi nhọn các bậc học luôn dẫn đầu các huyện miền núi. Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; Hoàn thành việc sắp xếp lại mạng lưới trường lớp.

Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân được được nâng lên. Hoàn thành xây dựng 100% xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế trước 2 năm so với nghị quyết; đã ứng dụng thành công một số kỹ thuật mới tại bệnh viện tuyến huyện; 100% trạm y tế xã, thị trấn có Bác sỹ; Công tác phòng chống dịch bệnh được tăng cường, triển khai nghiêm túc.

Các chính sách an sinh xã hội được thực hiện kịp thời; công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, giảm nghèo đạt được nhiều kết quả tích cực. Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và bảo trợ xã hội được triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời, đúng đối tượng. Tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 90%.

Kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trong khu vực phòng thủ, góp phần giữ vững sự ổn định chính trị trên địa bàn, xây dựng "thế trận lòng dân" ngày càng vững chắc. An ninh chính trị, kinh tế, tư tưởng văn hóa, tôn giáo và an ninh nông thôn luôn được giữ vững ổn định; không để phát sinh hình thành "điểm nóng”. Củng cố, xây dựng lực lượng công an vững mạnh, bố trí 100% công an chính quy tại các xã, thị trấn theo Đề án "Bố trí công an chính quy đảm nhiệm các chức danh Công an xã”.

Công tác xây dựng Đảng bộ được tăng cường, năng lực lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng được nâng lên. Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI, Khóa XII) về “tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị được triển khai thực hiện nghiêm túc. Công tác chính trị tư tưởng không ngừng được đổi mới; đề cao xây dựng Đảng mạnh về đạo đức cách mạng.

Công tác tổ chức xây dựng đảng được thực hiện đồng bộ, đạt kết quả quan trọng. Công tác kiểm tra, giám sát được tăng cường, Công tác dân vận được đổi mới, phát huy sức mạnh đại đoàn kết, tạo sự đồng thuận trong Nhân dân, tăng cường sự gắn bó mật thiết giữa cấp ủy, chính quyền với Nhân dân. Công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng được quan tâm thực hiện đạt kết quả. Phương thức lãnh đạo của Đảng bộ không ngừng được đổi mới và tăng cường, vận dụng sáng tạo các chủ trương, nghị quyết của Đảng vào thực tiễn của địa phương để ban hành các nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện trên các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững

Công tác quản lý nhà nước, hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của chính quyền các cấp không ngừng được nâng lên

Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động theo tinh thần Nghị quyết số 02-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ. Phát huy vai trò nòng cốt trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân; tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; thực hiện tốt quy chế dân chủ, tham gia giải quyết các vấn đề phát sinh ở cơ sở.

Với vị trí, ý nghiã to lớn của Chiến khu du kích Ngọc Trạo, năm 1994 Bộ Văn hoá thông tin đã cấp bằng công nhận Chiến khu du kích Ngọc Trạo là Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia.

Được sự quan tâm của tỉnh, Khu di tích Ngọc Trạo hiện nay được đầu tư để nâng cấp, chỉnh trang, tôn tạo các hạng mục như: xây dựng Nhà trưng bày bổ sung, thay chất liệu và làm mới tượng đài, phù điêu, sân đường; phục dựng đền thờ Tống Duy Tân, khu mộ liệt sĩ và bia ân nhân cách mạng.. cùng các hạng mục: đường nhựa từ trung tâm huyện lỵ đến Khu di tích, trụ sở làm việc của Đảng uỷ, HĐND, UBND, hệ thống trường học, sân vận động, nhà sàn sinh hoạt văn hoá cộng đồng của xã Ngọc Trạo... tạo thành tổng thể khu di tích.

Để xứng đáng với sự quan tâm của các ban ngành cấp tỉnh, Thạch Thành đang nỗ lực xúc tiến quảng bá các giá trị lịch sử văn hoá của huyện như: Khu di tích lịch sử Quốc gia Chiến khu Ngọc Trạo, Di tích lịch sở cấp Quốc gia đặcbiệt Hang Con Moong, thắng cảnh Đền Phố Cát, thác Mây, thác Đẹn, Hồ Vũng Sú, Lễ hội văn hoá Mường Đủ - Mường Đòn ... để tôn vinh các giá trị lịch sử, văn hoá quan trọng của địa phương đồng thời xây dựng thành quần thể các điểm du lịch nổi tiếng, góp phần xúc tiến hoạt động thương mại - du lịch của huyện Thạch Thành nói riêng, tỉnh Thanh Hoá nói chung.

Chiến khu Ngọc Trạo, những chiến công của Cách mạng Tháng Tám, của các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, những thành tựu mà Đảng bộ và nhân dân Thanh Hoá nói chung, Thạch Thành nói riêng đã đạt được ngày nay chính là sản phẩm của truyền thống yêu nước và cách mạng. Những phần thưởng cao quý mà Đảng và Nhà nước trao tặng cho tỉnh Thanh Hoá, huyện Thạch Thành là sự ghi nhận thành tích và công lao đóng góp to lớn của các thế hệ những người con ưu tú của quê hương, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã không quản hy sinh xương máu, đóng góp sức người, sức của cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Thạch Thành mãi mãi tự hào về Chiến khu du kích Ngọc Trạo, nguyện phát huy truyền thống, tập trung sức mạnh tổng hợp và sự đồng thuận cao độ để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Nguồn: Trang TTĐT huyện Thạch Thành

Đề cương Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Chiến khu du kích Ngọc Trạo (19/9/1941-19/9/2021)

Đăng lúc: 30/08/2021 15:33:58 (GMT+7)

ĐỀ CƯƠNG

KỶ NIỆM 80 NĂM NGÀY THÀNH LẬP

CHIẾN KHU DU KÍCH NGỌC TRẠO (19/9/1941- 19/9/2021)

(Kèm theo Công văn số 43/CV-BTGHU ngày 16/8/2021 của Ban Tuyên giáo Huyện ủy

về việc tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Chiến khu Ngọc Trạo

(19/9/1941 - 19/9/2021)

Trong những ngày mùa thu lịch sử này, Nhân dân cả nước đang tưng bừng kỷ niệm 76 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2-9. Cùng với nhân dân cả nước, Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hoá đang phấn khởi thực hiện các phong trào thi đua yêu nước lập thành tích cao nhất chào mừng thành công của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, thành công của cuộc bầu cử Quốc Hội khoá XV và HĐND các cấp,

Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hoá thành kính tưởng nhớ, tỏ lòng biết ơn sâu sắc và gửi lời thăm hỏi ân cần nhất tới các gia đình ân nhân cách mạng, nhân dân và chiến sỹ vùng chiến khu Ngọc Trạo, nhân dân các địa phương trong và ngoài tỉnh đã giúp đỡ đùm bọc, che chở và sát cánh cùng các đội viên du kích trong những ngày tháng khốc liệt, chống kẻ thù với tấm lòng son sắt, kiên trung bất khuất.

Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, người con ưu tú nhất của dân tộc Việt Nam đã tìm ra con đường cứu nước kiểu mới cho dân tộc Việt Nam; đã dày công chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức để tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 3/2/1930. Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam đánh một dấu son vĩ đại trong lịch sử dân tộc: Từ đây cách mạng Việt Nam chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối lãnh đạo.

Cũng trong thời kỳ này, nhiều người con yêu nước xứ Thanh mà tiêu biểu là người thanh niên cộng sản Lê Hữu Lập đã được cử sang Trung Quốc, được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giác ngộ cách mạng, sớm lĩnh hội chủ nghĩa Mác- Lê nin, về nước truyền bá sâu rộng trong thanh niên, trí thức và quần chúng cần lao, chuẩn bị điều kiện thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá vào ngày 29/7/1930.

Mặc dù bị thực dân Pháp và tay sai điên cuồng khủng bố trắng, Đảng bộ Thanh Hoá phải thành lập lại nhiều lần, nhưng được nhân dân nuôi dưỡng bảo vệ, Đảng bộ được khôi phục và liên tục tổ chức lãnh đạo các phong trào cách mạng của tỉnh trong thời kỳ từ khi có Đảng đến khi chuẩn bị Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

Chiến tranh thế giới lần thứ II bùng nổ, đế quốc Pháp và chính quyền tay sai ở thuộc địa đã điên cuồng tiến công Đảng cộng sản và các tổ chức quần chúng cách mạng. Tháng 9/1940, phát xít Nhật xâm chiếm Đông Dương, nhân dân ta đã lâm vào cảnh "một cổ hai tròng" rên xiết dưới ách thống trị của hai đế quốc lớn là Pháp và Nhật.

Đầu năm 1941 đồng chí Nguyễn Ái Quốc về nước. Trước tình hình khẩn trương của phong trào đánh Pháp đuổi Nhật, tháng 5/1941, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 8 được triệu tập tại Pác Bó (Cao Bằng) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Hội nghị đã xác định nhiệm vụ chủ yếu, trước mắt của cách mạng Việt Nam là: giải phóng dân tộc, chĩa mũi nhọn vào bọn phát xít Pháp- Nhật quyết giành cho được độc lập, tự do và quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh.

Thực hiện chủ trương mới của Trung ương Đảng, Đảng bộ Thanh Hoá tiếp tục chủ trương chống địch khủng bố, bảo vệ cơ sở và phát triển thực lực của phong trào. Mặt khác, khẩn trương xây dựng một số căn cứ địa cách mạng ở những huyện có địa thế thuận lợi nhằm phát triển lực lượng vũ trang, tập trung lực lượng vào việc thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Ngoài việc xây dựng căn cứ địa ở phía tây nam (thuộc Nông Cống, Như Xuân), Tỉnh uỷ nhấn mạnh sự cần thiết phải lập căn cứ địa ở các vùng thuộc đông bắc của tỉnh gồm các huyện Vĩnh Lộc, Thạch Thành, Hà Trung nhằm thông liên lạc với xứ uỷ Bắc Kỳ. Tỉnh uỷ Thanh Hoá giao cho các đồng chí Đặng Châu Tuệ, Trần Tiến Quân và Đặng Văn Hỷ lựa chọn địa điểm thuận lợi làm căn cứ huấn luyện cán bộ cốt cán, đào tạo về quân sự, chính trị, phát triển nhanh lực lượng cách mạng tiến tới xây dựng đội quân vũ trang theo tinh thần của Hội nghị Trung ương lần thứ 8.

Thạch Thành là huyện miền núi phía bắc của tỉnh. Diện tích tự nhiên trên 55.000 ha, có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong các cuộc kháng chiến và kiến quốc. Nhân dân Thạch Thành có 2 dân tộc Kinh - Mường, chung một cội nguồn và một nền văn hoá lịch sử lâu đời với truyền thống cần cù trong lao động, đoàn kết, dũng cảm trong đấu tranh. Truyền thống đó được hun đúc trong suốt quá trình lịch sử lâu dài đấu tranh chống thiên tai địch hoạ, chống áp bức bóc lột. Từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, truyền thống yêu nước và phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Thạch Thành càng trở nên mạnh mẽ và quyết liệt.

Đầu năm 1941, do chuyển hướng kịp thời, tránh được những đợt khủng bố lớn của địch, phong trào cách mạng của Thạch Thành vẫn được duy trì và củng cố. Đường dây liên lạc với tỉnh và các huyện Vĩnh Lộc, Hà Trung, Thiệu Hoá, Yên Định được chắp nối và phát triển rộng. Đó là sự cố gắng lớn của nhân dân Thạch Thành đồng thời thể hiện rõ sự quan tâm của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá trong việc thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng vào tình hình cụ thể ở địa phương.

Sau một thời gian nghiên cứu và chuẩn bị, căn cứ vào địa thế tương đối thuận lợi về mọi mặt, Ban cán sự Bắc Thanh Hoá, đứng đầu là đồng chí Đặng Châu Tuệ đã quyết định chọn làng Ngọc Trạo, thuộc tổng Trạc Nhật, huyện Thạch Thành làm địa điểm xây dựng chiến khu cách mạng. Đó là một thôn nhỏ, nằm ở phía bắc của huyện Thạch Thành cách phố Kim Tân chừng 15 km. Tại đây, sau khi có phong trào phản đế, đầu năm 1941 đã có một tổ tự vệ về sau được phát triển thành trung đội du kích thôn. Nhân dân Ngọc Trạo, hầu hết là người Mường, trong lịch sử có truyền thống yêu nước và ái quốc, trung quân, buổi đầu chống thực dân Pháp nhân dân đã từng góp gạo nuôi binh sĩ của lãnh tụ Tống Duy Tân và cử những người con trai tráng của làng ra nhập nghĩa quân Cần Vương chống xâm lược. Ngọc Trạo còn là nơi có địa thế tương đối thuận lợi bởi núi bao bọc xung quanh, có đường toả đi Kim Tân, Phố Cát, đi Hà Trung, Vĩnh Lộc, Nho Quan (Ninh Bình), là địa điểm tiếp cận với một số vùng đồng bằng giáp một số đường lộ đi Hà Trung, Vĩnh Lộc, Hoà Bình, có điều kiện liên lạc với Ninh Bình, Hoà Bình, Nam Định và sự chỉ đạo của Bắc Kỳ. Vượt qua vòng kiềm toả gắt gao của địch, với quyết tâm và ý chí cách mạng cao độ, cán bộ và nhân dân Ngọc Trạo đã kiên trì, dũng cảm biến một vùng rừng núi yên tĩnh thuộc khu đông bắc của tỉnh thành một vùng căn cứ địa cách mạng sôi động, nơi chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho bước chuyển biến quan trọng của phong trào toàn tỉnh Thanh Hoá nói chung và Thạch Thành nói riêng.

Cuối tháng 6/1941, các đồng chí Đặng Châu Tuệ, Trần Tiến Quân và Đặng Văn Hỷ đã tổ chức cuộc họp bàn biện pháp và bước đi thích hợp nhằm triển khai xây dựng chiến khu Ngọc Trạo trong đó nhấn mạnh yêu cầu phải mở rộng các cơ sở cách mạng nắm vững tình hình mọi mặt hoạt động của địch, tranh thủ lôi kéo và cô lập hàng ngũ quan lại ở địa phương đồng thời vận động quần chúng phát triển lực lượng tự vệ du kích trong các thôn xóm. Cuộc họp này đã mở ra bước phát triển quan trọng trong chủ trương và hành động đẩy tới triển khai nhanh chóng quyết định xây dựng căn cứ Ngọc Trạo. Cán bộ và nhân dân huyện Thạch Thành đã quán triệt chủ trương của cuộc họp, hăng hái thực hiện những công việc cách mạng thiết thực để xây dựng chiến khu. Để tăng cường lực lượng, Tỉnh uỷ quyết định phát triển lực lượng vũ trang của chiến khu lên 500 chiến sĩ.

Ban lãnh đạo chiến khu do các đồng chí Đặng Châu Tuệ, Trần Tiến Quân, Đặng Văn Hỷ phụ trách.

Ngày 19/9/1941, tại Hang Treo, một địa điểm của căn cứ Ngọc Trạo, Ban lãnh đạo chiến khu đã quyết định thành lập đội du kích vũ trang thoát ly đầu tiên của Chiến khu Ngọc Trạo gồm 21 chiến sĩ ưu tú, tiền thân của lực lượng vũ trang Thanh Hoá sau này, do đồng chí Đặng Châu Tuệ làm chỉ huy trưởng. Dưới cờ đỏ sao vàng, toàn đội đã tuyên thệ sẵn sàng hi sinh đến giọt máu cuối cùng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đây là một trong những đội du kích thoát ly tập trung được thành lập sau Hội nghị Trung ương lần thứ 8 của Đảng.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban lãnh đạo chiến khu, đội du kích được biên chế thành 3 tiểu đội : tiểu đội cảm tử, tiểu đội súng, tiểu đội trinh sát và các bộ phận y tế, cứu thương và liên lạc. Vũ khí gồm 11 khẩu súng còn lại là vũ khí thô sơ như dao bầu, mã tấu, cung nỏ và gậy gộc. Trong điều kiện hết sức khó khăn, thiếu thốn về mọi mặt nhưng các chiến sĩ luôn lạc quan, tin tưởng dốc lòng, dốc sức xây dựng chiến khu, giữ gìn kỷ luật và thực hiện bám đất, bám dân, sẵn sàng chiến đấu.

Để tăng cường lực lượng , Tỉnh uỷ đã quyết định chọn thôn Đa Ngọc (Yên Giang, Yên Định) làm địa điểm tập kết gần 100 chiến sĩ tự vệ các huyện Thọ Xuân, Thiệu Hoá, Yên Định về Đa Ngọc tập luyện để tăng cường cho Ngọc Trạo.

Do xúc tiến các mặt hoạt động ở chiến khu một cách tích cực, sâu rộng nên chỉ sau một thời gian ngắn, từ chỗ có trên hai chục đội viên khi mới thành lập, đến cuối tháng 9/1941 số đội viên du kích và cán bộ tăng lên trên 80 chiến sĩ.

Thời gian đầu, đội du kích đóng tại Hang Treo, cách Ngọc Trạo hơn chục kilômét. Về sau lực lượng phát triển đông, Ban lãnh đạo quyết định chuyển về khu đồi Ma Mầu cách Ngọc Trạo khoảng 3 cây số nhưng cũng chỉ được một thời gian ngắn, do tình hình mưa lũ kéo dài, lương thực không tiếp tế kịp thời...nhân dân Ngọc Trạo đã kiến nghị nên dời địa điểm Ma Mầu về làng Ngọc Trạo để tiếp tục hoạt động. Hơn 80 chiến sĩ và hàng chục người phục vụ tập trung gọn trên địa bàn 3 km2, trong điều kiện tiếp tế khó khăn và an toàn bí mật không đảm bảo. Lúc này, địch đã đánh hơi thấy hoạt động vũ trang của chiến khu và ráo riết tìm cách trấn áp, chúng ra lệnh thiết quân luật ở đông bắc Thanh Hoá, chặn các đường rút lui của quân ta.

Ngày 18/10/1941, bọn địch đã huy động tới 500 quân (chủ yếu là lính khố xanh, khố đỏ), dưới sự chỉ huy của những tên thực dân cáo già khét tiếng cùng với lực lượng tuần đinh của các vùng lân cận đã tham gia cuộc hành quân càn quét.

Rạng sáng ngày 19/ 10/1941, lợi dụng lúc sương mù còn dày đặc, một cánh quân của địch đã nhằm vào một số trạm gác của ta đánh bất ngờ nhằm tiến sâu vào căn cứ. Cuộc chiến đã diễn ra quyết liệt: Quân ta lực lượng ít, trang bị vũ khí thô sơ, song với tinh thần dũng cảm, ngoan cường, các chiến sĩ đã dùng mã tấu, dao kiếm, súng kíp đánh giáp lá cà, đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của quân địch. Sau gần 1 giờ chiến đấu ác liệt, một tên lính Pháp mang số hiệu 444 bị chiến sĩ Cao Ngọc Oanh dùng mã tấu chém trọng thương. Quân ta reo hò xông ra cướp súng địch, khiến chúng hốt hoảng bắn bừa vào trận địa của ta rồi vội vàng rút lui. Chiến sĩ ta vừa chiến đấu giáp lá cà với quân địch, vừa giăng khẩu hiệu gọi binh lính địch quay lại bắn trả bọn chỉ huy Pháp và đi theo cách mạng. Trận chiến đấu kết thúc, địch rút khỏi Ngọc Trạo nhưng phía ta cũng bị tổn thất lớn: 3 đồng chí Hoàng Văn Môn, Đỗ Văn Tước và Phạm Văn Hinh đã chiến đấu dũng cảm và hy sinh anh dũng, hơn ba chục chiến sĩ và đồng bào ta bị bắt.

Ngay đêm 19/10/1941, thực hiện mệnh lệnh của Ban lãnh đạo chiến khu, đồng chí Đặng Châu Tuệ cùng một số đội viên du kích đã bí mật rút về làng Cẩm Bào, Xuân áng để thực hiên phương án mới. Tại đây, sau gần 1 tuần trú chân, các chiến sĩ đã được nhân dân làng Cẩm Bào hết lòng che chở, đùm bọc và phân tán về các địa phương an toàn để tiếp tục hoạt động và tránh sự khủng bố của địch.

Chưa tiêu diệt được đội du kích Ngọc Trạo, thực dân Pháp ra lệnh cho tay sai tập trung hơn 100 lính cùng tuần đinh tiến hành những cuộc khủng bố trả thù dã man nhân dân các làng Ngọc Trạo, Cẩm Bào, Đa Ngọc. Chúng lùng sục, bắt bớ, tra xét những gia đình cơ sở hòng tìm cho ra tài liệu, vũ khí và ban lãnh đạo khu căn cứ. Những cuộc chà đi, soát lại liên tục của quân thù không khuất phục nổi nhân dân vùng chiến khu. Nhiều quần chúng cách mạng tuy bị địch bắt, tra tấn nhưng kiên quyết không khai báo, giữ vững bí mật, bảo vệ cách mạng đến cùng. Tức tối và hèn hạ, bọn địch đã bắt dân phu hai lần đào bới mộ liệt sĩ Phạm Văn Hinh để chụp hình, lấy vân tay truy tìm người chỉ huy du kích Ngọc Trạo. Trong chiến dịch khủng bố này, địch đã kết tội gần 400 người. Trong số đó có hàng chục đồng chí lãnh án tù chung thân, hàng chục đồng chí, đồng bào mang án tù 20 năm, hàng chục mái nhà bị đốt phá, hàng trăm gia đình bị phá nhà cửa và tài sản. Hành động dã man của quân thù càng khắc sâu mối thù không đội trời chung với bọn đế quốc, thôi thúc các tầng lớp nhân dân quyết tâm theo Đảng đứng lên đánh đuổi bọn xâm lược, giành độc lập cho quê hương, đất nước.

Hoạt động của chiến khu du kích Ngọc Trạo chỉ tồn tại một thời gian ngắn, nhưng đã để lại một ấn tượng không phai mờ về hình ảnh một đội quân cách mạng Trí- Dũng- Nhân, những người con ưu tú từ nhân dân mà ra, hết lòng quả cảm vì mục tiêu giải phóng dân tộc.

Chiến khu Ngọc Trạo còn là cái nôi nuôi dưỡng và phát triển tình cảm gắn bó keo sơn giữa Đảng với nhân dân, trở thành động lực, sức bật mạnh mẽ trong cuộc đấu tranh trường kỳ anh dũng chống áp bức và chống xâm lược.

Chiến khu Ngọc Trạo với đội du kích thoát ly đầu tiên của tỉnh Thanh Hoá ra đời là kết quả tất yếu của quá trình vận động cách mạng nhằm quán triệt chủ trương chung của Đảng tiến tới chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Đây cũng là một trong những đội du kích thoát ly sớm nhất sau khi triển khai Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 8 (tháng 5/1941). Những chiến tích hào hùng và sự hi sinh anh dũng của các chiến sĩ du kích Ngọc Trạo là dấu son đậm nét tô thắm truyền thống bất khuất, kiên cường của dân tộc ta.

Tám mươi năm qua, phát huy truyền thống của chiến khu Ngọc Trạo, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh Thanh Hoá đã anh dũng, kiên cường trong chiến đấu, năng động, sáng tạo xây dựng quê hương đất nước, đạt được những thành tựu to lớn góp phần vào thắng lợi chung của cách mạng Việt Nam.

Trong thành tích chung của tỉnh, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Thạch Thành rất tự hào với những đóng góp của mình. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hàng ngàn thanh niên các dân tộc trong huyện đã hăng hái lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, trong đó có 1.789 người con ưu tú đã hy sinh, 650 thương binh đã để lại một phần xương máu của mình ở chiến trường vì nền độc lập tự do của dân tộc. Nhiều người con đã chiến đấu anh dũng lập công xuất sắc, đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân như: anh hùng Mai Ngọc Thoảng, anh hùng liệt sỹ Nguyễn Đình Quân, anh hùng liệt sỹ Quách Văn Rạng, anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Sáu, anh hùng liệt sĩ Lê văn Đa, anh hùng LLVTND Lê Hỷ; 145 bà mẹ Việt Nam anh hùng, 9.579 huân chương kháng chiến, 257 huân chương chiến công, 5.763 huân chương giải phóng, 5.947 huân chương chiến sỹ vẻ vang, 512 dũng sỹ diệt Mỹ, để ghi nhận những đóng góp to lớn đó, Đảng và nhà nước đã phong tặng cho Đảng bộ và nhân dân huyện Thạch Thành cùng với 4 xã Ngọc Trạo, Thành Hưng, Thạch Long, Thành Vân danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân .

Trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Đảng bộ và nhân dân trong huyện đã đạt được những thành tích quan trọng. Thực hiện đường lối đổi mới, hơn 30 năm qua, Đảng bộ và nhân dân huyện Thạch Thành đã năng động, sáng tạo vận dụng các nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, tự lực, tự cường đổi mới nền kinh tế của huyện phát triển theo hướng kinh tế thị trường định hướng XHCN, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Cơ sở vật chất kỹ thuật được củng cố, quốc phòng an ninh được giữ vững, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được mở rộng và phát triển, đời sống tinh thần, vật chất của nhân dân được nâng lên rõ rệt, nhiều điển hình tập thể và cá nhân tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước được nhân rộng, mang lại những hiệu quả thiết thực, tạo ra tiền đề vững chắc để tiếp tục đi lên.

Trên lĩnh vực phát triển kinh tế: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân đạt 15,6%/năm.Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2020 ước đạt 41 triệu đồng/người. Xác định rõ lợi thế so sánh của địa phương, nằm trên hành lang kinh tế đường Hồ Chí Minh, trục phát triển kinh tế Quốc lộ 1A Bỉm Sơn - Thạch Thành, huyện đang tích cực đẩy mạnh công tác quy hoạch khu đô thị, khu công nghiệp. Trong đó tập trung triển khai mở rộng khu đô thị công nghiệp Vân Du, đô thị công nghiệp Thạch Quảng, quy hoạch mở rộng Thị trấn Kim Tân, đưa vào hoạt động Nhà máy may SH Vina, các dự án chăn nuôi quy mô lớn. Tập trung tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng các vùng trọng điểm kinh tế nông nghiệp công nghệ cao. Đẩy mạnh phát triển du lịch, phát huy các giá trị của di sản thành các sản phẩm du lịch.

Văn hoá- xã hội của Thạch Thành có nhiều chuyển biến vượt bậc. Hệ thống cơ sở vật chất, thiết chế văn hoá, thể thao trên địa bàn được đầu tư xây dựng khang trang, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, thể thao của Nhân dân. Phong trào xây dựng đời sống văn hoá cơ sở phát triển toàn diện, chất lượng các danh hiệu văn hóa ngày càng được nâng cao, có 70% đơn vị đạt chuẩn văn hóa, tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 82%. Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, thuần phong, mỹ tục, các di tích lịch sử, di sản văn hóa được quan tâm, góp phần giáo dục lịch sử, vun đắp truyền thống của dân tộc, nâng cao đạo đức xã hội.

. Giáo dục đạt được nhiều kết quả quan trọng, chất lượng giáo dục mũi nhọn các bậc học luôn dẫn đầu các huyện miền núi. Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; Hoàn thành việc sắp xếp lại mạng lưới trường lớp.

Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân được được nâng lên. Hoàn thành xây dựng 100% xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế trước 2 năm so với nghị quyết; đã ứng dụng thành công một số kỹ thuật mới tại bệnh viện tuyến huyện; 100% trạm y tế xã, thị trấn có Bác sỹ; Công tác phòng chống dịch bệnh được tăng cường, triển khai nghiêm túc.

Các chính sách an sinh xã hội được thực hiện kịp thời; công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, giảm nghèo đạt được nhiều kết quả tích cực. Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và bảo trợ xã hội được triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời, đúng đối tượng. Tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 90%.

Kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trong khu vực phòng thủ, góp phần giữ vững sự ổn định chính trị trên địa bàn, xây dựng "thế trận lòng dân" ngày càng vững chắc. An ninh chính trị, kinh tế, tư tưởng văn hóa, tôn giáo và an ninh nông thôn luôn được giữ vững ổn định; không để phát sinh hình thành "điểm nóng”. Củng cố, xây dựng lực lượng công an vững mạnh, bố trí 100% công an chính quy tại các xã, thị trấn theo Đề án "Bố trí công an chính quy đảm nhiệm các chức danh Công an xã”.

Công tác xây dựng Đảng bộ được tăng cường, năng lực lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng được nâng lên. Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI, Khóa XII) về “tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị được triển khai thực hiện nghiêm túc. Công tác chính trị tư tưởng không ngừng được đổi mới; đề cao xây dựng Đảng mạnh về đạo đức cách mạng.

Công tác tổ chức xây dựng đảng được thực hiện đồng bộ, đạt kết quả quan trọng. Công tác kiểm tra, giám sát được tăng cường, Công tác dân vận được đổi mới, phát huy sức mạnh đại đoàn kết, tạo sự đồng thuận trong Nhân dân, tăng cường sự gắn bó mật thiết giữa cấp ủy, chính quyền với Nhân dân. Công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng được quan tâm thực hiện đạt kết quả. Phương thức lãnh đạo của Đảng bộ không ngừng được đổi mới và tăng cường, vận dụng sáng tạo các chủ trương, nghị quyết của Đảng vào thực tiễn của địa phương để ban hành các nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện trên các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững

Công tác quản lý nhà nước, hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của chính quyền các cấp không ngừng được nâng lên

Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động theo tinh thần Nghị quyết số 02-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ. Phát huy vai trò nòng cốt trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân; tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; thực hiện tốt quy chế dân chủ, tham gia giải quyết các vấn đề phát sinh ở cơ sở.

Với vị trí, ý nghiã to lớn của Chiến khu du kích Ngọc Trạo, năm 1994 Bộ Văn hoá thông tin đã cấp bằng công nhận Chiến khu du kích Ngọc Trạo là Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia.

Được sự quan tâm của tỉnh, Khu di tích Ngọc Trạo hiện nay được đầu tư để nâng cấp, chỉnh trang, tôn tạo các hạng mục như: xây dựng Nhà trưng bày bổ sung, thay chất liệu và làm mới tượng đài, phù điêu, sân đường; phục dựng đền thờ Tống Duy Tân, khu mộ liệt sĩ và bia ân nhân cách mạng.. cùng các hạng mục: đường nhựa từ trung tâm huyện lỵ đến Khu di tích, trụ sở làm việc của Đảng uỷ, HĐND, UBND, hệ thống trường học, sân vận động, nhà sàn sinh hoạt văn hoá cộng đồng của xã Ngọc Trạo... tạo thành tổng thể khu di tích.

Để xứng đáng với sự quan tâm của các ban ngành cấp tỉnh, Thạch Thành đang nỗ lực xúc tiến quảng bá các giá trị lịch sử văn hoá của huyện như: Khu di tích lịch sử Quốc gia Chiến khu Ngọc Trạo, Di tích lịch sở cấp Quốc gia đặcbiệt Hang Con Moong, thắng cảnh Đền Phố Cát, thác Mây, thác Đẹn, Hồ Vũng Sú, Lễ hội văn hoá Mường Đủ - Mường Đòn ... để tôn vinh các giá trị lịch sử, văn hoá quan trọng của địa phương đồng thời xây dựng thành quần thể các điểm du lịch nổi tiếng, góp phần xúc tiến hoạt động thương mại - du lịch của huyện Thạch Thành nói riêng, tỉnh Thanh Hoá nói chung.

Chiến khu Ngọc Trạo, những chiến công của Cách mạng Tháng Tám, của các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, những thành tựu mà Đảng bộ và nhân dân Thanh Hoá nói chung, Thạch Thành nói riêng đã đạt được ngày nay chính là sản phẩm của truyền thống yêu nước và cách mạng. Những phần thưởng cao quý mà Đảng và Nhà nước trao tặng cho tỉnh Thanh Hoá, huyện Thạch Thành là sự ghi nhận thành tích và công lao đóng góp to lớn của các thế hệ những người con ưu tú của quê hương, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã không quản hy sinh xương máu, đóng góp sức người, sức của cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Thạch Thành mãi mãi tự hào về Chiến khu du kích Ngọc Trạo, nguyện phát huy truyền thống, tập trung sức mạnh tổng hợp và sự đồng thuận cao độ để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Nguồn: Trang TTĐT huyện Thạch Thành
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC